Không chỉ có phong cảnh núi rừng đại ngàn hùng vĩ, vùng rẻo cao Tây Bắc còn là nơi quy tụ những nét văn hoá độc đáo. Trong đó, chắc chắn phải nói đến những phiên chợ nhộn nhịp của các dân tộc như H’Mông, Hoa, người Giáy,...
Chợ phiên Bắc Hà
Đến với chợ phiên Bắc Hà vào một ngày se lạnh, sà vào một quán thắng cố ở chợ, thưởng thức món ăn được chế biến từ thịt và nội tạng của ngựa, nhấp nháp chén rượu ngô ấm quả là một trải nghiệm tuyệt vời. Mặc dù, xu hướng thương mại hóa dần dần len lỏi ở các phiên chợ đậm chất vùng cao nhưng ở Bắc Hà hầu như không có sự chèo kéo khách, vẫn còn giữ nét văn hóa của các phiên chợ xưa. Có dịp lên vùng Tây Bắc ghé thăm chợ phiên Bắc Hà tìm hiểu nét sinh hoạt cộng đồng người dân vùng cao. Vào mỗi chủ nhật hàng tuần tại trung tâm thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, phiên chợ đậm chất vùng cao Bắc Hà được họp.
Thắng Cố Sapa là món ăn truyền thống của người H’Mông
Chợ phiên Mèo Vạc (Hà Giang)
Chợ phiên Mèo Vạc nằm ở trung tâm thị trấn, gần sân vận động và diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần. Người dân thường có mặt từ đêm hôm trước và vui chơi cả ngày. Đây là phiên chợ có quy mô lớn nhất trong hệ thống các phiên chợ vùng cao với loại hàng hóa nông sản cho đến những vật sử dụng trong gia đình, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của các dân tộc thiểu số vùng cao nguyên đá của Hà Giang ẩn chứa trong đó những nét độc đáo khó trộn lẫn với bất cứ phiên chợ nào, thu hút hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Chợ phiên Mường Hum
Cũng giống như chợ phiên Bắc Hà, chợ phiên Mường Hum cũng họp vào mỗi chủ nhật từ 7h sáng tới 1h chiều. Đến ngày họp chợ, bà con từ các bản làng vùng cao như các xã Mường Vi, Dền Sáng, Y Tý... nô nức đổ về chợ như đi trải hội. Không khí náo nhiệt của phiên chợ đậm chất vùng cao này hoà cùng với sắc màu lộng lẫy của phục trang đồng bào mang tới một bản sắc vùng cao khó trộn lẫn được.
Vào thứ bảy hàng tuần, các ngày lễ, Tết, chợ phiên vùng cao Cán Cẩu tụ họp. Chợ họp từ sáng sớm đến quá trưa. Chợ phiên Cán Cấu bán nhiều các sản phẩm nông nghiệp do người đồng bào trồng và sản xuất đó là nấm, măng, rau... và các mặt hàng thổ cẩm. Bên cạnh đó, các hàng quán ăn ở chợ phiên cũng đông những thực khách tới ăn. Chợ phiên được họp còn là cơ hội để bà con hỏi thăm, trao đổi cách làm ăn.
Nếu một lần đến Tây Bắc, nhớ đừng quên tham gia những phiên chợ đủ sắc màu này nhé!
Bình luận